Nấm linh chicó khoảng vài chục loài trên thế giới, phân bố chính yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Đại Dương và châu Mỹ. Ở Việt Nam có 26 loài và 1 dưới loài (var.) (Đàm Nhận, 1997), trong đó một số loài được dùng làm thuốc.
Nam linh chithuộc nhóm nấm lớn, thường hoại sinh trên gỗ mục, thuộc đại diện của các họ Caesalpiniaceae (lim, lim xẹt, muồng đen, me…) và Fagaceae (một số loài thuộc các chi Quercus, Lythocapus, Castanopsis…).
Nấm linh chimọc ở đâu?
Môi trường sống của nấm thường ở rừng kín xanh ẩm, độ cao từ vài chục mét đến 1500m.
Nấm linh chi sinh sản chính yếu bằng bào tử nằm ở mặt dưới của thể quả. Phần có chức năng sinh dưỡng chính là hệ sợi của nấm mọc ẩn trong gỗ mục hoặc đất.
Nấm linh chi tự nhiên
Có thể tìm thấy nấm linh chi ở hầu hết các tỉnh vùng núi, từ Lào Cai (SaPa) đến Lâm Đồng (Lang Biang). Ở các vùng rừng trước kia có nhiều cây lim đã bị khai hoang, trên gốc hoặc phần thân cành còn lại (chính yếu ở phần giác) đều có thể thấy nấm này mọc vào mùa mưa ẩm, như vùng rừng thuộc lâm trường Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; vùng rừng thuộc Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa và Tam Đảo (Vĩnh Phúc)…
Ở rừng Phú Quốc, linh chi chỉ mọc trên xác cây dầu mít, cây dầu nước trăm năm chết bên bờ suối, loài cây mà anh đã quá quen. Nhưng không phải cây dầu nào chết cũng "được" nấm linh chi mọc lên. Mà cây ấy phải ở vị trí thuận lợi, hội đủ điều kiện kết hợp giữa nóng, lạnh, hơi nước và ánh sáng. Linh chi lớn có trọng lượng vài chục ký chắc chắn tuổi của nó cũng lớn hơn tuổi người lấy. Mà mỗi thân cây chỉ có một đợt nấm mọc lên, nên rất hiếm. Đã lấy linh chi đi rồi, cả đời người mình quay lại cũng không thể tìm được tai nấm thứ hai ở khu vực đó nữa.
Nuôi trồng nấm linh chi
bây giờ ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, người ta chủ động nghiên cứu trồng được nấm linh chi trên giá thể nhân tạo để dùng làm thuốc.
Trong lịch sử đã có rất nhiều người tìm cách gây giống và trồng loại nấm này nhưng đều không được. Mà mãi tới năm 1971, hai nhà bác học người Nhật tên là Zenzaburo Kasai và Yukio Naoi, giáo sư thuộc phân khoa nông nghiệp, của đại học Kyoto mới thành công trong việc gây giống nên người ta mới trồng được loại nấm này một cách qui mô. Từ đó, nấm linh chi được trồng và sử dụng trong việc bào chế chứ không chỉ là huyền thoại.
Trồngnam linh chi
Ngày nay, thế giới hàng năm sản xuất được khoảng 4.300 tấn, riêng Trung Hoa trồng khoảng 3000 tấn còn lại là các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ðài Loan, Hoa Kỳ, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Sri Lanka và Indonesia. Nhật Bản tuy đã tìm ra cách trồng nhưng nay chỉ sản xuất khoảng 500 tấn mỗi năm, đứng sau Trung Hoa
Một số sản phẩm nấm linh chi đang có bán tại sâm nấm linh chi hàn quốc :
Mời bạnvào đâyđể xem các sản phẩm nấm linh chi khác
0 nhận xét:
Đăng nhận xét